Kiến Thức Về Sản Phẩm Làm Đẹp Organics
Sản Phẩm Làm Đẹp Organics ( hữu cơ ) được xem là cuộc"cách mạng xanh" đối với công cuộc làm đẹp hiện tại trên thế Giới !
Có thể nói Sản Phẩm Làm Đẹp Organics hiện nay là “đỉnh”cao nhất của mỹ phẩm thiên nhiên. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Sản Phẩm Làm Đẹp Organics được miêu tả bằng cụm từ “Cuộc cách mạng xanh hóa việc làm đẹp”.
Tuy nhiên nhiều người vẫn còn hiểu biết rất mơ hồ về khái niệm Sản Phẩm Làm Đẹp Organics
vậy: Sản Phẩm Làm Đẹp Organics là gì ?
-
Theo Hiệp hội người tiêu dùng sản phẩm hữu cơ, các sản phẩm hữu cơ nói chung và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có nguồn gốc hữu cơ nói riêng khác với các sản phẩm thông thường chính ở đặc tính an toàn và quy chuẩn để tạo ra nó cũng vô cùng khắt khe.
-
Để được công nhận là sản phẩm organic hữu cơ thì sản phẩm đó phải trải qua vô số công đoạn kiểm định và rất tốn kém. Bởi vậy, một số nhà sản xuất đã từ chối xác nhận sản phẩm hữu cơ dù thực tế sản phẩm của họ chứa thành phần hữu cơ đạt chuẩn.
-
Chuẩn sản phẩm hữu cơ thông dụng nhất là chuẩn hữu cơ do Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA đề ra. Ngoài ra còn có chuẩn ECOCERT của Pháp, chuẩn COSMOS của một số nước Châu Âu, chuẩn NPA…. Khi nhìn thấy trên sản phẩm có dán tem USDA Organic, OTCO, ECOCERT… trên bao bì nghĩa là sản phẩm đó đã được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín xác định có thành phần hữu cơ trong sản phẩm.
-
Tuy nhiên, việc xác định sản phẩm hữu cơcũng khá phức tạp và chia thành nhiều nhóm sản phẩm.
-
Có bốn loại chứng nhận hữu cơ mà USDA cấp:
-
- 100% hữu cơ.
-
- hữu cơ (chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ)
-
- làm với thành phần hữu cơ (có ít nhất 70% hữucơ)
-
- có thành phần hữu cơ (70% hữu cơ trở xuống)
-
-
Chỉ có hai loại đầu là được dán nhãn chứng nhận USDA OrganicSeal.
Theo quy định của chuẩn hữu cơ, sản phẩm được chứng nhận hữu cơ phải được sản xuất qua những phương pháp canh tác truyền thống, việc trồng trọt phải đảm bảo cân bằng sinh thái và gìn giữ sự đa dạng của môi trường, đất trồng không chứa các chất độc hại. Đặc biệt các loại phân hữu cơ, phân ủ từ phế thải, thuốc xịt trừ sâu, hóa chất bảo quản…đều không được dùng.
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA MỸ PHẨM HỮU CƠ
-
Hầu hết chúng ta đều biết rằng, đa phần hóa chất được sử dụng trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da truyền thống và thực tế thì chúng có thể dẫn đến những hậu quả nguy hại tiềm tàng trong tương lai. Sản phẩm hữu cơ tiếp cận theo cách khác, chỉ dùng các thành phần 100% tự nhiên, không hóa chất độc hại nên bạn hoàn toàn yên tâm về công dụng và sự an toàn của chúng đối với sức khỏe bản thân.
-
Việc sử dụng mỹ phẩm từ chất hữu cơ sẽ giúp người dùng tránh được những tác dụng tiêu cực từ hóa chất (chất bảo quản, chất tạo màu…) vốn được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp hiện nay. Hơn nữa, với sự tinh thiết và tự nhiên tuyệt đối, không chỉ dừng lại ở công dụng làm đẹp, dòng sản phẩm hữu cơ xâm nhập vào từng tế bào giúp phòng chống, loại bỏ tận gốc rất những hư tổn và bệnh về da liễu thường gặp.
Cách Nhận Biết Các Loại Sản Phẩm Hữu Cơ
-
Để nhận biết các sản phẩm có phải là hữu cơ hay không, hãy chú ý đến sự hiện diện của các tem chứng nhận trên bao bì sản phẩm. Sự hiện diện của một trong các tem USDA Organic, ECOCERT, California Organic, ICEA… cho thấy sản phẩm này đã đạt chuẩn hữu cơ do một hiệp hội đưa ra.
-
Ngoài ra có rất nhiều sản phẩm thực sự hữu cơ nhưng không có tem chứng nhận với lí do đã nêu lên ở trên (chi phí kiểm định tốn kém nên nhà sản xuất chưa làm ngay). Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nhận biết các sản phẩm này bằng cách xem kỹ danh sách thành phần trên tem, bao bì sản phẩm. Thông thường, một thành phần là hữu cơ sẽ luôn có chữ "organic" trước đó. Ví dụ, tên của thành phần nha đam sẽ được viết là "organic aloe vera" thay vì "aloe vera".
-
Thêm một điểm cơ bản để nhận biết sản phẩm hữu cơ là: sản phẩm hữu cơ thường tránh sử dụng 6 nhóm hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường, có nguồn gốc từ xăng dầu, bao gồm: Vaseline, isopropyl alcohol (isopropanol), methyl alcohol (methanol), butylalcohol (butanol), ethyl alcohol (ethanol); sodium laureth/laurul sulfate và các chất liên quan như sodium lauryl ether sulfate, sodiumlauryl ether sulphate; propylene glycol và polyethylene glycol; formaldehyde và paraben; màu nhân tạo; mùi nhân tạo.
-
Nếu không phải sản phẩm hữu cơ thì các thành phần trong đó chỉ có tên không hoặc trong trường hợp chỉ chứa chiết xuất từ thiên nhiên thì sẽ đề “chiết xuất từ - exact” ví dụ như exact lavender.
Như vậy, về cơ bản, bạn có thể hiểu rằng đối với mỹ phẩm hữu cơ, nhà sản xuất phải đảm bảo rằng ngoại trừ một số trường hợp bị dị ứng thì sản phẩm của họ không được gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng.
-
Trên thị trường hiện nay, nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm được quảng cáo làm từ thành phần tự nhiên hoặc hữu cơ trong khi thực tế lại không phải hoàn toàn không an toàn. Bởi những thành phần để tạo nên sản phẩm tuy có nguồn gốc 100% thiên nhiên nhưng vẫn có thể chứa nhiều hóa chất độc hại do quá trình trồng trọt, chế biến, bảo quản…. Rất nhiều sản phẩm trong thành phần có một lượng rất nhỏ các chiết xuất thảo dược vào hỗn hợp còn lại thành phần hợp chất: silicon, paraben và các hương liệu tổng hợp (có trong mỹ phẩm thông thường có thể gây tổn hại đến AND gây ung thư da...), các loại dầu khoáng: petroleum (dễ gây kích ứng da), polyme…
-
Chính vì vậy, người dùng nên tỉnh táo và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định mua hay sử dụng mỹ phẩm đang được bày bán trên thị trường hiện nay.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỸ PHẨM HỮU CƠ
-
Sản Phẩm Làm Đẹp Organics có thể đảm bảo cho bạn về vấn đề sức khỏe tuy nhiên nó cũng có nhiều điểm khiến người dùng khó tính chưa thực sự hài lòng.
-
Theo tổng hợp từ những tạp chí của phụ nữ như Refine29 hay Sheknows thì mỹ phẩm hữu cơ có những nhược điểm sau:
-
Trước hết là về vấn đề bảo quản. Do không sử dụng các loại chất bảo quản hóa học nên sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có nguồn gốc hữu cơ rất dễ bị hỏng và khó bảo quản. Đặc biệt một số loại xà phòng thiên nhiên và xà phòng hữu cơ do chứa nhiều dầu nên rất dễ bị chảy, nát vào thời tiết mùa hè nóng bức.
-
Ngoài ra một số loại mặt nạ tươi cũng chỉ có hạn sử dụng trong vài tuần. Bạn cần cất các loại dưỡng da, mỹ phẩm hữu cơ trong môi trường khô, thoáng, mát như tủ lạnh và nên sử dụng nó trước khoảng thời gian ba tháng sau khi mở nắp. Với điều kiện thời tiết mùa xuân dễ sản sinh ra nấm mốc thì hạn sử dụng lại tiếp tục bị rút ngắn hơn nữa.
-
Mỹ phẩm thiên nhiên và cả mỹ phẩm hữu cơ thường có tác dụng chậm và tạo cảm giác hơi khó chịu cho những người mới sử dụng. Chẳng hạn như sữa rửa mặt hữu cơ thường không hoặc có rất ít bọt. Với những người quen với việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt công nghiệp tạo nhiều bọt thì rất khó chấp nhận các loại sản phẩm làm sạch có nguồn gốc hữu cơ bởi nó thường tạo cảm giác rin rít và không sạch.
-
Thậm chí một số loại kem dưỡng hữu cơ còn có hiện tượng tách dầu, vì thế nên buộc người dùng trước khi sử dụng phải lấy một chiếc muỗng nhỏ để ngoáy, trộn đều.
-
Mỹ phẩm hữu cơ cũng không có mùi thơm như mỹ phẩm công nghiệp. Ngược lại, dù thành phần 100% thiên nhiên nhưng mùi của sản phẩm làm đẹp hữu cơ lại khá là khó chịu. Chẳng hạn như kem làm từ cánh và tinh dầu hoa hồng sẽ có mùi hơi giống hoa hồng bị ủng.
-
Bao bì của các sản phẩm hữu cơ cũng chẳng long lanh như chất lượng của nó. Đa phần nhà sản xuất thường cố gắng hướng tới cảm giác thiên nhiên nhất có thể nên bao bì của mỹ phẩm hữu cơ khá chân phương, đơn giản và ít hoa mỹ. Nhiều người cho rằng vỏ của nhiều sản phẩm dạng này trông không được cao cấp và bắt mắt.
-
Kể cả với sản phẩm hữu cơ, nếu không chọn lựa kỹ lưỡng, bạn vẫn có thể bị kích ứng khi sử dụng. Một số người bị dị ứng với một vài loại cây cỏ, do đó họ cũng sẽ bị dị ứng khi dùng sản phẩm có chứa chiết xuất từ những loại thực vật ấy.
-
Về cơ bản, mỹ phẩm hữu cơ an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tránh những sản phẩm chứa các tinh dầu có thể gây hại cho thai nhi như ngải cứu (wormwood), tinh dầu quế (cinnamon), cây đinh hương (clove), hương thảo (rosemary), cây lộc đề (wintergreen), cỏ xạ hương (thyme), cây cúc ngải (tansy)….
Nguồn: tổng hợp từ internet