Nhửng Hóa Chất Làm Nails Gây Hại Sức Khỏe Mà Bạn Nên Biết
Phone:
Một Số hóa chất làm Nails gây hại cho sức khỏe
Nghề làm Nails thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, trong đó có những hóa chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gây ra nhửng biến chứng về lâu dài. Những hoá chất này có thể gây ra những nguy hại trực tiếp có thể thấy được hoặc từ từ, tức là có thể xảy ra nhiều năm sau khi đã bỏ nghề làm nail và chuyển sang nghề khác...
Khi bước vào một số tiệm Nails, bạn thường sẽ cảm nhận ngay thấy cảm giác hơi khó chịu khi ngửi thấy mùi đặc biệt từ nhửng hóa chất trong tiệm tỏa ra. Kỹ thuật làm Nails sử dụng một số loại hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng bà ngay cả bản thân người Thợ Làm Nails. Ở Bài này chúng tôi sẽ trình bày một số hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và những hiểu biết cần thiết để Quý Vị có biện pháp giảm thiểu tác hại của các hóa chất đó đối với sức khỏe:
Chất Aceton
Aceton là một hóa chất rất thông dụng trong nhiều ngành kỹ nghệ. Trong nghề làm Nails người thợ Nails bắt buộc phải tiếp xúc với acetone vì acetone là dung môi quan trọng nhất trong những thuốc rửa móng tay, aceton được dùng rất nhiều với các tên gọi khác nhau như: dimethyl formaldehyde, dimethyl ketone, finger nail polish removers, rubber cement.
Aceton là một chất lỏng, hòa tan trong nước, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy và có mùi vị đặc biệt. Chất này được tổng hợp trong phòng thí nghiệm nhưng cũng có ở thiên nhiên như trong không khí, nước uống, ruộng đất. Aceton hòa nhập vào đất, nước nhưng không tích tụ trong đất và nước lâu vì các vi sinh vật đã chuyển biến chúng ra các hợp chất khác. Vì thế, aceton vô hại do bị biến đổi rất mau, nhưng khi kết hợp với các chất hóa học khác như hydogen peroxide, chloroform thì aceton trở thành có hại với sức khỏe.
Trong cơ thể, acetone cũng được tạo ra từ các cơ quan và quá trình chuyển hóa thực phẩm, Bình thường, aceton sẽ lọc qua Thận và theo nước tiểu thải ra ngoài. Nếu vì nguyên do nào đó mà aceton bị tích trữ lại trong cơ thể thì độ acid của máu sẽ tăng lên cao, có thể gây choáng, thậm chí bất tỉnh. Trong tiệm làm Nails, 97% aceton thoát ra sẽ hòa lẫn trong không khí.
Aceton được dùng làm dung môi hòa tan nhiều chất hóa học trong các sản phẩm kỹ nghệ như sơn, mực in, nhựa, thuốc nhuộm, thuốc rửa móng tay. Aceton xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, khi không khí nhiễm nhiều aceton, thẩm thấu qua da khi da tiếp xúc trực tiếp với aceton, người hút thuốc và người hít khói thuốc đều bị nhiễm aceton ( aceton có trong khói thuốc lá ). Tại các tiệm Nails, nồng độ aceton tối đa trong không khí được cho phép là 1.000ppm / 8 giờ làm việc / 40 giờ / 1 tuần.
Khi aceton xâm nhập vào cơ thể sẽ lan vào máu và các bộ phận khác. Nếu chỉ nhiễm một lượng nhỏ, aceton sẽ được gan biến hóa thành các sản phẩm vô hại và có thể được chuyển thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Trái lại, khi nhiễm lượng lớn aceton, dù chỉ trong thời gian ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe với các biểu hiện: ói mửa, nặng hơn thì ói ra máu; dung dịch aceton bắn vào mắt sẽ gây cay mắt, tổn thương giác mạc, nhưng thường chỉ vài ngày sau thì lành.
Hơi aceton cũng làm ngứa và chảy nước mắt. Khi tiếp xúc với aceton trong thời gian lâu hơn, giác mạc sẽ bị đục tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chỉ với nồng độ rất nhỏ hơi aceton cũng gây kích thích niêm mạc mũi. Niêm mạc họng có thể bị kích thích, sưng khi uống hoặc hít phải hơi aceton. Khi bị ngộ độc aceton, nhịp tim đập rất nhanh và huyết áp giảm mạnh. Thính giác có thể bị suy yếu khi hít phải lượng nhỏ aceton.
Nhiễm độc aceton thì cơ thể suy kiệt, thần kinh trung ương giảm hoạt động, thấy buồn ngủ, cử động không phối hợp và có thể bị hôn mê. Aceton có thể gây khó thở, nhịp thở chậm, hơi thở yếu, ngứa phế quản. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh ( tác hại của aceton, khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất này lâu dài ) Nhưng để tốt cho sức khỏe, nếu thường xuyên tiếp xúc với chất này, bạn phải phòng ngừa bằng cách đeo khẩu trang y tế, mang kính bảo hộ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và hít hóa chất này. aceton chưa bị xếp vào danh sách các hóa chất có nguy cơ gây ung thư.
Chất methyl methacrylate monomer (MMA)
MMA là hóa chất đã gây ra nhiều vấn đề cho các Tiệm Nails làm móng tay giả và hiện nay, một số tiểu bang đã cấm sử dụng. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau, nhiều người vẫn đang dùng. Tác hại trên da của MMA được phát hiện đầu tiên vào năm 1957. Một bác sĩ chuyên về bệnh ngoài da bị nấm độc ăn trên móng tay. Để che dấu các móng tay xấu hư, ông ta dùng móng tay nhân tạo có chất acrylic. Mấy ngày sau ngón tay viêm sưng. Từ đó nhiều báo cáo khác về ảnh hưởng này do MMA gây ra cũng được công bố. Một bác sĩ thần kinh khác có một nhân viên làm phụ tá nha khoa hơn 14 năm. Từ gần một năm, bà ta thấy cẳng chân bị tê, mất cảm giác, yếu, đi không vững dễ ngã. Kết quả các khám nghiệm đều bình thường. Hỏi kỹ thì bệnh nhân cho hay đã làm việc trong một phòng không thoáng khí có MMA trong hóa chất làm răng giả. Sau khi chuyển sang phòng làm việc khác thoáng khí hơn thì các dấu hiệu bệnh đã chấm dứt.
MMA là hóa chất được sử dụng nhiều trong việc làm móng tay giả, xi măng trám răng, bộ phận cơ thể giả. MMA có trong keo dán móng tay nhựa. Thợ Nails và khách hàng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của hóa chất này do bụi và hơi MMA bay vào mũi, miệng vào phổi. Với gần một giờ cúi sát vào bàn tay khách hàng để sửa soạn làm móng giả, gọt giũa móng giả, nhân viên hít thở liên tục một lượng đáng kể hóa chất này. Trước hết, mặt móng tự nhiên được giũa cho nhẵn. Chuyên viên dùng cọ nhúng vào dung dịch MMA, chấm thêm bột polymer, tạo ra một hợp chất để đắp lên mặt móng. Móng giả được phủ lên trên. Trong suốt thời gian đó, nhân viên hít thở rất nhiều MMA. Rồi những hộp đựng MMA bỏ ngỏ, hơi MMA cũng bay ra và lẫn với không khí.
Hóa chất sẽ gây viêm da, chảy nước mắt, nước mũi, kích thích cuống họng, chóng mặt, tay run rẩy, giảm cảm giác ở đầu ngón tay với lâm châm như kim chích. Một số trường hợp suyễn vì hơi MMA cũng đã được báo cáo. Nhiều người còn bị viêm gân ở các ngón tay vì họ liên tục cầm chặt dụng cụ mài, giũa móng. Một số nghiên cứu khoa học cho hay MMA cũng có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi khi bà mẹ tiếp cận quá lâu với hóa chất này. Trong không khí, khi nồng độ MMA lên tới 50 ppm đã gây ra khó chịu cho cơ thể rồi. Nồng độ cho phép của cơ quan lao động là 100 ppm.
Năm 1972, Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ tuyên bố MMA rất độc hại nếu dùng ở thể lỏng. Năm 1974, một Tòa án ở Chicago đã ra lệnh cấm sản xuất MMA. Cũng năm 1974, Cơ quan FDA đã cấm các công ty bán mỹ phẩm có MMA vì hóa chất này gây ra hư hao móng và dị ứng viêm da cho nhân viên, khách hàng. Hiện nay có trên 30 tiểu bang Hoa Kỳ cấm sử dụng MMA. Tuy nhiên, MMA vẫn còn được dùng vì giá rẻ hơn rất nhiều so với chất thay thế. Một gallon keo có MMA có giá vài chục $ trong khi một gallon chất thay thế lên tới cả vài trăm $. Chính quyền không có đủ thanh tra viên để kiểm soát việc sử dụng MMA và khách hàng cũng không than phiền hoặc báo cáo khi chủ tiệm nail dùng hóa chất này.
Trong ngành Y, Nha Khoa, MMA vẫn còn được dùng vì có những biện pháp an toàn khi làm răng hoặc chân tay giả. MMA có mùi rất nồng nặc, bay hơi rất nhanh. Keo gắn móng tay giả có MMA rất cứng, rất khó giũa mặc dù đã ngâm vào nước nóng hoặc nước pha thuốc. Hiện nay MMA đã được thay thế bằng chất Ethyl Methacrylate (EMA)
Chất ethyl methacrylate
Nếu bạn tiếp xúc lâu với hóa chất này có thể thấy các tác hại như: dị ứng mắt với giác mạc gây rát, đỏ ngứa, mắt sưng, chảy nước mắt; da dễ bị kích ứng, ngứa, nổi mề đay. Nếu nhiễm lâu, da sẽ khô, nứt, viêm đỏ, trong đó người đã có bệnh ngoài da thì ảnh hưởng sẽ nặng hơn. Hít phải hóa chất với nồng độ cao sẽ bị khó thở, nặng ngực, người bị bệnh suyễn sẽ lên cơn suyễn thường xuyên hơn. Hít nhiều hóa chất sẽ bị choáng váng, chóng mặt, rối loạn các cử động, mệt mỏi. Nếu nuốt hóa chất này vào miệng thì sẽ bị ói mửa, đau bụng.
Các hóa chất khác:
Acetonitrile là chất để bóc keo gắn móng tay giả, có thể kích thích mũi, niêm mạc họng gây nhức đầu, đau bụng, ói mửa; khó thở, nặng ngực; rối loạn nhịp tim; lên cơn động kinh; bất tỉnh.
Benzen có trong keo gắn móng tay có thể làm rối loạn hô hấp, đỏ da, giảm chức năng thần kinh, ung thư máu.
Benzoil peroxide là chất bột đắp móng, có thể gây dị ứng da, kích thích đường hô hấp, ho, đau họng khi hít nhiều.
Camphor, DN-butylphthalate là những chất làm bóng, có thể gây viêm da, kích thích mũi, mắt, họng.
Ethyl acetate để làm bóng và keo gắn móng tay: có thể gây ngứa mũi, chảy nước mắt, viêm họng, viêm da với nồng độ cao, có thể gây tổn thương gan và thận.
Formaldehyde là chất làm bóng móng tay: có thể gây dị ứng da, hen suyễn, làm chảy nước mắt, nước mũi…
Như vậy, các hóa chất dùng trong Nail Salon có thể gây ra một số rủi ro ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe vì vậy khi đi làm đẹp, Quý Vị cần chọn tiệm có không gian thoáng khí, sạch sẽ, ít mùi. có thể đeo khẩu trang để hạn chế hít phải các hơi hóa chất độc hại. Nếu đã từng bị dị ứng với loại hóa chất nào ở các lần làm đẹp trước, hãy nói cho nhân viên kỹ thuật biết để tránh không dùng thứ đó cho bạn. đó chính là cách phòng ngừa an toàn nhất cho Bạn !
Tin Tổng Hợp Từ Internet
Tin liên quan
Hướng Dẫn Small Business Vay $10,000 Không Hoàn Trả
April-03-2020Nghề Nails Và Những Nguy Hại Tiềm Ẩn Ảnh Hưởng Sức Khỏe
January-06-2017Một Số Bệnh Nhiễm Trùng Có Thể Mắc Phải Khi Đi Làm Nails
December-24-2016Công Dụng Của Các Thành Phần Hữu Cơ Trong Sản Phẩm Làm Đẹp Organic
December-17-2016Kiến Thức Về Sản Phẩm Làm Đẹp Organics
December-18-2016Một Số Hóa Chất Độc Hại Thường Có Trong Mỹ Phẩm Công Nghiệp
December-20-2016Chăm Sóc Móng | Tẩy Nước Sơn Gel An Toàn
December-22-2016Sức khỏe chính là vô giá!
August-08-2018Copyright © 2016 TRE247. LLC All right reserved.